tư vấn thang máy
Những thông số kỹ thuật quan trọng của thang máy gia đình
Xây dựng giếng thang máy gia đình là công đoạn quan trọng của quá trình xây dựng và lắp đặt thang máy, vậy khi xây dựng giếng thang cần chú ý những vấn đề gì để đảm bảo thang máy gia đình sau này lắp đặt được thuận tiện và hoạt động ổn định, êm ái, an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1. Hố thang máy gia đình.
Đây là phần phải xây dựng trước khi lắp đặt thang máy, hố thang máy gia đình có thể xây hình hài khác nhau, chỉ cần đảm bảo đủ kích thước để lắp đặt cabin thang máy, đối trọng thang máy hoạt động lên xuống khi thang máy di chuyển.
Việc xây dựng hố thang máy có thể xây dựng bằng hình thức khác nhau, chẳng hạn như xây dựng bằng cột bê tông tường gạch, xây dựng bằng khung sắt thép và bao quanh hố thang bằng nhôm, kính hoặc alumi.
2. Kích thước hố thang máy gia đình.
Kích thước hố thang máy sẽ được xây dựng theo tải trọng của thang máy, theo nhu cầu sử dụng và thực tế của công trình.
Vì vậy để chọn được kích thước hợp lý thì trước khi xây dựng cần lựa chọn tải trọng cho thang máy. Cụ thể tải trọng thang máy 350kg, 450kg, 630kg...sẽ tương ứng với bao nhiêu nhiêu người sử dụng, từ đó tính ra kích thước phù hợp.
Tuy nhiên khi lựa chọn kích thước cho thang máy cần chú ý kích thước thông thủy, kích thước phủ bì, để đảm bảo được kích thước cabin thang máy.
3. Hố pít, hố thang, phòng máy thang máy gia đình.
+ Hố pít: đây là phần diện tích tính từ tầng thấp nhất của tòa nhà đào âm xuống lòng đất. Chiều sâu hố pít cần phải phù hợp mới có thể lắp đặt được thang máy. Nếu trường hợp công trình xây dựng bị vướng bể phốt, vướng bể nước...có thể làm thang máy gia đình từ tầng 2 hoặc cũng có thể làm 2,3 bậc thang lên mới vào thang máy.
Phần hố pít đào âm xuống lòng đất, vì vậy khi xây dựng ngoài việc đúng kích thước chiều sâu, chiều rộng, thì còn cần xử lý chống thấm hố pít, tránh bị ngấm nước trong quá trình sử dụng.
+ Hố thang: là khoảng hành trình xuyên suốt của các tầng muốn lắp thang máy gia đình, hố thang máy được tính từ điểm bắt đầu hành trình thang máy đến điểm cuối của hố thang.
Hố thang máy cần xây dựng đúng kích thước, đồng thời cần xây dựng theo đúng bản vẽ kỹ thuật, hố thang xây dựng không được nghiêng, đổ, méo...
+ Phòng máy: đây là vị trí dùng để đặt động cơ, tủ điều khiển của thang máy gia đình, và còn là nơi để đứng thực hiện các công tác như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, cứu hộ thang máy khi cần thiết.
Việc xây dựng phòng máy cần mức chiều cao khoảng 1800mm đến 2200mm, nó sẽ là vấn đề với các công trình xây dựng bị hạn chế chiều cao. Để giải quyết vấn đề này khách hàng có thể sử dụng loại động cơ không hộp số, loại này sẽ không cần phải xây dựng phòng máy.
4. Công suất dùng cho động cơ thang máy.
Thang máy gia đình hiện nay có thể sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc nguồn điện 3 pha. Nguồn điện sử dụng cho thang máy cần được bố trí riêng, có át to mát riêng để đảm bảo an toàn, và đặc biệt nguồn điện cần đặt gần với vị trí tủ điều khiển.
Sở dĩ cần quan tâm đến những thông số kỹ thuật, bởi những thông số này cần chính xác, nó sẽ giúp thang máy khi lắp đặt thuận tiện hơn, không xảy ra sai sót, thiếu hụt hoặc dư thừa diện tích, chi tiết kỹ thuật, đảm bảo thang máy sau khi lắp đặt hoạt động ổn định.