tư vấn thang máy
Mẹo kiểm tra linh kiện thang máy có ổn định hay không
Thang máy là thiết bị được cấu thành từ nhiều các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận, thiết bị có nhiệm vụ riêng để giúp thang máy hoạt động và hoạt động an toàn hơn. Và chỉ cần 1 trong số những bộ phận thiết bị xảy ra hư hỏng, thang máy sẽ không hoạt động được, hoặc hoạt động không an toàn.
Vậy với những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của thang máy, khi nó xảy ra hư hỏng, thang máy sẽ dừng hoạt động, như vậy người sử dụng sẽ dễ dàng nắm bắt được tình hình, nhưng với những thiết bị chỉ ảnh hưởng đến mức độ an toàn, nếu như vậy người sử dụng có thể sẽ không biết được tình trạng của thang, khi sử dụng có thể dẫn đến những sự cố không may, gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Vậy để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người sử dụng cần chú ý một số mẹo để kiểm tra thang máy gia đình khi sử dụng.
1. Các mẹo kiểm tra linh kiện thang máy gia đình.
+ Bấm thang máy lên xuống 3 lần liên tục:
Để kiểm tra linh kiện thang máy, thợ kỹ thuật thang máy hoặc những người có kinh nghiệm trong việc sử dụng thang máy có thể sử dụng mẹo bấm thang máy liên tục 3, 4 lần để thang di chuyển từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất và ngược lại.
Trong quá trình thang di chuyển có thể lắng nghe các dấu hiệu, tiếng động bất thường của thang máy nếu có. Nếu là thợ kỹ thuật thang máy kiểm tra, khi ghe các dấu hiệu bất thường có thể dễ dàng đoán biết mầm bệnh phát ra từ đâu, từ đó sẽ có biện pháp khắc phục, xử lý. Còn nếu là người sử dụng kiểm tra, khi có phát hiện các bộ phận nào phát ra tiếng động lạ, cần nhanh chóng báo kỹ thuật thang máy kiểm tra để có biện pháp xử lý.
Ngoài ra việc di chuyển thang máy liên xuống, nếu là thợ kỹ thuật thang máy có thể kiểm tra luôn tình trạng chống kẹt cửa ở thang máy.
+ Ngắt điện thang máy khi đang hoạt động.
Ngắt điện thang máy khi đang hoạt động là biện pháp kiểm tra hệ thống cứu hộ an toàn của thang máy. Cụ thể người sử dụng thang máy sẽ gọi cabin di chuyển lên tầng cao nhất của tòa nhà, sau đó bấm nút gọi thang xuống tầng 1, khi thang đang di chuyển xuống sẽ ngắt điện thang máy, mục đích của việc này là kiểm tra sự ổn định của hệ thống cứu hộ tự động của thang.
2. Tuổi thọ trung bình của các linh kiện thang máy gia đình.
Để đảm bảo thang máy luôn an toàn, việc chú ý đến tuổi thọ của linh kiện thang máy là 1 cách để sớm nhận biết và thay thế, đảm bảo thang máy luôn an toàn.
+ Dầu hộp số (với thang máy có hộp số): có thể tính là 3 năm hoặc 4000 giờ hoạt động cần thay thế.
+ Cáp thang máy: bao gồm có 2 loại là cáp gô và cáp tải thang máy, cả hai loại cáp đều có thời hạn sử dụng 5 năm. Tất nhiên với những thang sử dụng ít thì sau 5 năm có thể cáp tải vẫn còn khá mới, tuy nhiên vẫn nên thay thế để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
+ Bánh xe cửa tầng và cửa cabin: với bánh xe cáp cửa tầng thì thời hạn sử dụng sẽ là 5 năm, còn bánh xe cáp cửa cabin thì thời gian sử dụng chỉ 2 hoặc 3 năm là cần thay thế.
+ Dây curoa cửa và cáp cửa: cả hai loại loại này ở thang máy gia đình thường có thời hạn sử dụng là 2 đến 3 năm.
Ngoài ra với những thiết bị linh kiện trên, hoặc bất cứ thiết bị nào khác, kể cả chưa hết hạn sử dụng, nhưng nếu xảy ra trục trặc hư hỏng, hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì cần thay thế ngay, nhằm đảm bảo an toàn cho thang máy khi hoạt động.