tư vấn thang máy
Những bộ phận thang máy cần thường xuyên vệ sinh
Vệ sinh thang máy là công việc cần thực hiện thường xuyên nếu muốn thang máy hoạt động ổn định, thang sạch sẽ, giữ được độ mới và sạch sẽ qua thời gian. Những bộ phận cần thường xuyên vệ sinh của thang máy như.
Những khu vực cần vệ sinh thường xuyên hàng ngày của thang máy, những khu vực này ai cũng có thể vệ sinh được như: sàn cabin thang máy, vách, cửa thang, tay vịn, bảng điều khiển, khu vực trước cửa thang. còn những khu vực khác của thang máy như hố thang máy, hố pít, phòng máy, là những nơi yêu cầu phải thợ kỹ thuật thang máy mới được phép vệ sinh.
1. Vệ sinh sàn cabin thang máy.
Vệ sinh sàn cabin thang máy là nơi cần thực hiện vệ sinh thường xuyên, bởi đây là nơi người sử dụng tiếp xúc mỗi khi sử dụng thang, do đó nó có thể dính theo cát, đá, bụi bẩn từ giày dép người sử dụng hoặc từ đồ người sử dụng mang theo.
Việc vệ sinh sàn cabin không chỉ giúp sạch sẽ thang máy, mà ở đây còn giúp lấy đi bụi bẩn, rác bị kẹt ở rãnh trượt thang máy, tránh hiện tượng rác này bị kẹt xuống rãnh trượt của thang, gây ảnh hưởng đến việc đóng, mở cửa của thang máy.
2. Vệ sinh rãnh trượt ở cửa tầng của thang máy.
Rãnh trượt của cửa thang máy là nơi thường xuyên tích tụ rác, cát, bụi, bẩn, nếu để lâu nó có thể khiến cửa thang máy bị kẹt, không đóng, không mở được cửa, gây ảnh hưởng tới thang máy.
Vệ sinh rãnh trượt có thể dùng chổi quét, hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn ở rãnh trượt của thang máy.
3. Vệ sinh vách cabin, cửa tầng.
Đây là khu vực rất dễ bám bụi, bẩn, do đó việc vệ sinh thường xuyên khu vực này là rất cần thiết, nó sẽ khiến vách, cửa thang máy luôn được sạch sẽ, sáng bóng.
Tuy nhiên để vệ sinh vách thang máy, cần chú ý chất liệu làm vách, làm cửa thang để vệ sinh đúng loại chất tẩy rửa, tránh gây hư hỏng vách, cửa thang từ việc dùng sai chất tẩy rửa.
4. Vệ sinh tay vịn, bảng điều khiển.
Hai thiết bị này là nơi tiếp xúc thường xuyên với tay người sử dụng, do đó để đảm bảo vệ sinh, tránh lây lan bệnh tật, nhất là với thang máy nơi đông người sử dụng, 2 thiết bị này cần được vệ sinh liên tục ngày từ 1 đến 2 lần.
Tay vịn, bảng điều khiển cũng được làm bằng inox, do đó khi vệ sinh cũng cần chú ý chọn chất tẩy rửa. Về phần bảng điều khiển phía trong còn có mạch điện, do đó hạn chế tối đa nước vào đây.
5. Vệ sinh khu vực sảnh chờ thang máy.
Việc vệ sinh khu vực rãnh chờ thang máy khá đơn giản, người sử dụng chỉ cần sử dụng chổi quét sạch rác, cát, bụi, sau đó dùng chổi lau nhà lau sạch sẽ là được.
Ngoài những khu vực này ra, những người không phận sự, không có chuyên môn, tuyệt đối không được tự tiện vệ sinh khu vực phòng máy, khu vực giếng thang, hoặc hố pít của thang máy. Đây là những khu vực khá nguy hiểm, nên kỹ thuật bảo trì thang máy sẽ vệ sinh mỗi lần bảo trì thang máy.