tư vấn thang máy
Cách thay cáp cho thang máy
Cáp thang máy là bộ phận quan trọng, nó là thiết bị kết nối giữa cabin, đối trọng và động cơ. Đây là thiết bị không thể thiếu của thang máy, cáp thang máy là thiết bị có tuổi thọ nhất định, do đó trong quá trình sử dụng cáp thang máy cần chú ý thay cáp theo đúng theo tuổi thọ, nhằm đảm bảo an toàn cho thang máy.
Việc thay cáp thang máy là công đoạn gây tốn kém khá nhiều chi phí cho chủ đầu tư, do đó để thay cáp thang máy cần chú ý một số các vấn đề để tránh gây lãng phí.
1. Những dấu hiệu cho thấy dây cáp thang máy cần phải thay thế.
Dây cáp thang máy là thiết bị cần được thay thế theo thời gian, cụ thể cần thay thế khi cáp thang máy có dấu hiệu mòn cáp vượt quá 10% so với đường kính cáp. Quy định về thay cáp này được áp dụng với tất cả các loại thang máy dù là thang máy tải khách, thang máy tải hàng hóa, hoặc tương tự.
Để xác định độ mòn của cáp thang máy có thể quan sát bằng mắt thường, khi dây cáp bị trắng lại, các sợi cáp nhỏ bị lua tua, đó là lấu hiệu cáp thang máy bị mòn, có dấu hiệu đứt.
Nếu phát hiện được dây cáp có dấu hiệu mòn, đứt, cần tiến hành kiểm tra bởi kỹ thuật thang máy, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng thang máy gây sự cố trong quá trình hoạt động.
Ngoài những dấu hiệu có thể quan sát được, thì cáp thang máy cũng cần thay thế khi cáp có tuổi thọ nhất định, cụ thể cáp thang máy có tuổi thọ 5 – 8 năm tùy thuộc vào mức độ sử dụng.
2. Chú ý thay cáp thang máy đúng thời điểm, tránh lãng phí.
Cáp thang máy khi thay thế cần chú ý, tránh lãng phí, bởi mỗi công trình sẽ có thời gian thay cáp khác nhau, cụ thể cáp thang máy có yếu tố sử dụng khác nhau, thương hiệu khác nhau, tốc độ bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc khác nhau.
Do đó mặc dù cáp có dấu hiệu như rão cáp, khô cáp cũng sẽ tính thời gian cần thay thế phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của cáp. Hoặc nói tuổi thọ trung bình của cáp thang máy là 5 năm, tuy nhiên không nhất thiết là sau 5 năm sẽ phải thay cáp cho thang máy, mà lúc này cần nhìn vào thực tế cáp, tốc độ sử dụng của thang máy, để tính toán việc thay cáp cho phù hợp, tránh việc thay khi cáp còn quá tốt, gây lãng phí.
3. Cần kiểm soát tình trạng cáp thang máy.
Thang máy được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, do đó cáp thang máy khi sử dụng cần chú ý để chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng sao cho thật tốt, đảm bảo cáp ổn định trong quá trình hoạt động, tạo độ bền, kéo dài tuổi thọ cho cáp.
Cáp thang máy cũng giống như các bộ phận khác của thang máy, nó cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ, nhằm đảm bảo độ an toàn cho thang máy khi hoạt động, cũng như kéo dài tuổi thọ cho cáp, đảm bảo tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.