tư vấn thang máy
Cần làm những gì khi lắp thang máy ở giữa thang bộ
Lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ là hình thức lắp đặt nhằm tận dụng diện tích, tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà. Lắp thang máy ở giữa thang bộ thường được sử dụng cho những công trình nhà cải tạo, những nhà có diện tích eo hẹp, hoặc những công trình sử dụng loại thang máy kính.
* Những ưu nhược điểm nổi bật khi lắp thang máy ở giữa thang bộ.
- Ưu điểm khi lắp thang máy ở giữa thang bộ:
Lắp thang máy ở giữa thang bộ có ưu điểm nổi bật nhất chính là tiết kiệm diện tích lắp đặt, bởi đây là khoảng không không được sử dụng trong ngôi nhà, nếu không lắp thang máy cũng bỏ không.
Ngoài ra điều đặc biệt nhất của việc lắp thang máy vào giữa cầu thang bộ, nhất là với các nhà cải tạo, sẽ không phải thay đổi cấu trúc của căn nhà, không gây ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.
- Nhược điểm khi lắp thang máy ở giữa thang bộ
Lắp đặt thang máy vào trong lòng thang bộ sẽ tồn tại những nhược điểm cụ thể như: che chắn mất khoảng giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà, dẫn tới nhà tối, bí bách.
Những công trình lắp thang máy vào giữa cầu thang bộ thường phải làm khung thang bằng cột sắt thép, bao che xung quanh bằng kính, gây tốn kém chi phí lắp đặt.
- Khi lắp thang máy vào giữa thang bộ cần lưu ý một số những vấn đề như.
+ Để lắp thang máy vào giữa cầu thang bộ cần chú ý đo đặc kỹ diện tích cầu thang bộ, xác định rõ kích thước để xác định được loại thang cần lắp đặt, kích thước thang máy.
+ Kể cả lắp thang máy, nhưng vẫn phải chú ý không gây ảnh hưởng đến thang bộ, bởi cầu thang bộ vẫn cần thiết trong sinh hoạt, di chuyển hàng ngày.
+ Khi lựa chọn vị trí lắp thang máy cần chú ý đến yếu tố phong thủy, bởi phong thủy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ.
+ Lựa chọn vị trí lắp thang, hướng thang để đảm bảo sự hài hòa với không gian, kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
+ Lắp thang máy vào trong lòng thang bộ cần chú ý lựa chọn loại thang phù hợp: lựa chọn loại thang phù hợp, với kích thước phù hợp, mẫu mà, chất liệu làm nội thất phù hợp với thẩm mỹ chung của ngôi nhà.
+ Thang máy vào giữa cầu thang bộ thường là loại thang máy kính, để sử dụng thang máy kính thường phải xây dựng hố thang máy bằng khung sắt thép. Loại thang máy này khó làm hơn, do đó nên lựa chọn đơn vị cung cấp có kinh nghiệm, có uy tín trên thị trường thực hiện.
Để lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ, chủ đầu tư cần chú ý nhờ đơn vị cung cấp thang máy tư vấn cả về loại thang, kích thước phù hợp, hình thức xây dựng hố thang...nhằm đảm bảo thang máy khi lắp đặt sẽ thuận lợi, hoạt động ổn định, tạo độ bền trong quá trình sử dụng.
* Những lỗi thường gặp ở cáp tải của thang máy
Cáp tải thang máy là loại quan trọng, nó là thiết bị giúp kết nối giữa động cơ với cabin và đối trọng. Có thể nói cáp tải thang máy là thiết bị liên quan trực tiếp tới an toàn của thang máy, do đó trong quá trình sử dụng cáp tải cần được kiểm tra, bảo trì thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn của thang máy khi hoạt động.
Mặc dù có tuổi thọ trung bình khoảng 7 năm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cáp tải vẫn thường xảy ra các lỗi như.
- Các lỗi thường gặp của cáp tải.
+ Cáp tải bị giãn: cáp tải trong quá trình sử dụng có thể bị giãn, độ giãn của cáp tải sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng của thang máy, tải trọng sử dụng thường xuyên của thang máy. Các trường hợp xảy ra giãn cáp tải chủ yếu xảy ra ở những thang máy thường xuyên sử dụng, nhất là những thang sử dụng tải trọng nặng, quá tải thường xuyên.
+ Cáp tải bị mòn: Trong quá trình hoạt động, cáp tải sẽ có nhiệm vụ kéo thang máy lên xuống, khi đó lực ma sát do tiếp xúc giữa cáp và bề mặt rãnh puly, nó có thể khiến cáp bị mòn. Để hạn chế mòn cáp cần thường xuyên kiểm tra rãnh puly, để đảm bảo rãnh puly và cáp luôn tương thích với nhau, không tạo ra cọ sát gây mòn cáp.
+ Cáp bị khô dầu, gỉ sét: cáp thang máy thường được tẩm dầu trong lõi cáp, trong quá trình hoạt động dầu trong lõi sẽ được tiết ra đảm bảo cáp vận hành trơn tru. Sau thời gian dài hoạt động, lượng dầu tiết ra nhiều sẽ khiến sợi cáp có hiện tượng vón cục và dính vào cáp. Đồng thời dầu trong lõi cáp cũng sẽ dần dần bị khô, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng cáp tiết ra gỉ, sét.
- Thời gian nên thay cáp tải.
Tuổi thọ trung bình của cáp tải sẽ là khoảng 5 đến 7 năm hoặc tuổi thọ sẽ phụ thuộc vào thiết kế thang máy, điểm dừng, tốc độ vận hành của thang, mức tải trọng mà thang máy phải vận chuyển thường xuyên, cũng có thể do chủng loại cáp, đường kính cáp.
Cáp tải thang máy cần phải thay thế kể cả chưa đến thời han quy định là khi sợi cáp bị nhỏ hơn 90% đường kính ban đầu, hoặc trong trường hợp cáp tải bị biến dạng thì cần thay thế, cáp bị khô, sơ, gỉ, sét hoặc có dấu hiệu đứt cũng cần thay thế ngay.
Ngoài ra kể cả cáp không xảy ra hiện tượng gì, nhưng sau thời gian sử dụng khoảng 7 năm cũng nên thay thế cáp tải mới.
- Cách bảo trì cáp tải thang máy.
Ngay từ khi lắp đặt cáp tải thang máy cần chú ý, trong quá trình thả cáp cần lưu ý không để cáp bị xoắn, các sợi cáp phải căng đều và không xoắn vào nhau.
Bảo trì cáp thang máy bằng cách quan sát từng sợi cáp, nếu phát hiện có gỉ sét, có dấu hiệu khô cáp, đứt sợi lưa tưa thì cần có biện pháp thay thế cáp mới.
Kiểm tra mức độ ở dầu bôi trơn trong sợi cáp, tuyệt đối không được phép bôi dầu bôi trơn vào ngoài sợi cáp.
Đo đường kính cáp tại vị trí gỉ sét, nếu kết quả hao mòn 10% so với sợi cáp mới cần thay thế cáp ngay.
Với những cáp có dấu hiệu kém chất lượng, nếu chưa được thay thế thì cần kiểm tra liên tục 1 tháng 1 lần.
Cáp tải là thiết bị liên quan trực tiếp tới độ an toàn của thang máy, do đó trong trường hợp cáp tải có các dấu hiệu bất thường, cần có biện pháp xử lý hoặc thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho thang máy.