tư vấn thang máy
Những lưu ý khi sử dụng thang máy
Sử dụng thang máy là việc khá dễ dàng, tuy nhiên để sử dụng thang máy an toàn lại là cả 1 vấn đề với người sử dụng. Vậy làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn thì không phải người sử dụng nào cũng biết được.
Để sử dụng thang máy an toàn, người sử dụng không chỉ phải sử dụng thang máy đúng cách, đúng hướng dẫn sử dụng, đúng quy định. Mà sử dụng thang máy an toàn còn cần chú ý đến những cấm kỵ mỗi khi sử dụng thang máy.
Dưới đây sẽ là 1 số những cấm kỵ cho người sử dụng thang máy nếu muốn được an toàn trong quá trình sử dụng.
1. Khi sử dụng thang máy không dùng thang máy vận chuyển xăng dầu, chất dễ gây cháy nổ.
Thang máy là thiết bị vận chuyển người, nó sử dụng trong không gian kín, trật hẹp, do đó để hạn chế những sự số xảy ra, thì tuyệt đối không sử dụng thang máy để vận chuyển các chất dễ gây cháy nổ, đặc biệt là xăng dầu. Việc vận chuyển xăng dầu bằng thang máy, nếu chẳng may có sự cố cháy, nổ, người sử dụng có thể bị thiêu sống ngay trong thang máy. Do đó, dù là thuận tiện hoặc vì bất kể lý do gì thì cũng không được sử dụng thang máy để vận chuyển chất dễ gây cháy nổ, với những người có nhu cầu vận chuyển những hàng hóa này nên sử dụng cầu thang bộ để vận chuyển.
2. Không sử dụng thang máy vận chuyển nước.
Như đã biết, thang máy là thiết bị điện, điện tử, do đó khi sử dụng thang máy, người sử dụng cần chú ý tránh xa nước, không để nước để ra thang máy, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến chập, cháy, giật điện hoặc hư hỏng trang thiết bị thang máy.
Để tránh tình trạng thang máy bị nước, người sử dụng cần chú ý không làm đổ nước ra sàn thang máy, không sử dụng thang máy vận chuyển nước hoặc các chất lỏng tương tự.
Đặc biệt trong quá trình xây dựng thang máy tuyệt đối không đi đường ống dẫn nước trong thang máy.
3. Không tự ý cạy cửa thang máy.
Cửa thang máy có 2 loại, là cửa cabin và cửa tầng, nhiệm vụ của 2 cửa này là che chắn, đảm bảo an toàn cho người chờ thang máy và người sử dụng thang máy. Do đó người sử dụng cần chú ý trong quá trình sử dụng thang máy, tuyệt đối không cạy cửa thang máy, không đứng dựa lưng, dựa người vào cửa thang máy.
4. Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn, động đất.
Đây là những trường hợp cấm khi sử dụng thang máy. Bởi bản chất của thang máy là hoạt động bằng nguồn điện, khi xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt, động đất thì sẽ xảy ra tình trạng mất điện, thang máy sẽ không thể hoạt động được, hoặc có hỏa hoạn thì điện cũng sẽ bị ngắt ngay khi phát hiện ra sự cố, đó là lý do mà người sử dụng bị kẹt lại thang máy, có thể bị lửa thiêu hoặc ngạt khói, ngoài ra động đất có thể khiến thang máy đứt cáp, thang máy hư hỏng, đỗ vỡ hoặc các hiện tượng tương tự.
5. Nghiêm cấm những vị trí của thang máy với người không có trách nhiệm.
Với những người không có trách nhiệm, tuyệt đối không đến những vị trí của thang máy như buồng máy, hố thang máy, hoặc nóc cabin thang máy. những người này cũng không được tự tú dùng chìa khóa mở cửa tầng thang máy, cửa phòng máy, đồng thời không tự ý cúp điện thang máy, không tự ý xuống hố pít thang máy...
Để đảm bảo an toàn thang máy khi sử dụng, người sử dụng tuyệt đối tuân thủ theo những quy định, hướng dẫn sử dụng, nội quy sử dụng thang máy và tránh những hành động bị nghiêm cấm như trên.
6.Những lưu ý giúp người sử dụng không bị kẹt thang máy do mất điện
Thang máy được hoạt động bằng nguồn điện, do đó khi xảy ra mất điện thang máy sẽ dừng hoạt động ngay lập tức, đây cũng là lý do khiến nhiều người sử dụng hay bị kẹt thang máy khi sử dụng. Vậy làm thế nào để tránh đi tình trạng kẹt thang máy khi đang sử dụng thang mà xảy ra hiện tượng mất điện.
Để tránh bị kẹt thang máy do mất điện thì khi lắp đặt thang máy cần chú ý các yếu tố sau.
6.1. Cần chú ý lắp thiết bị cứu hộ tự động cho thang máy.
Thiết bị cứ hộ tự động là thiết bị sẽ giúp thang máy hoạt động trở lại ngay khi mất điện, di chuyển thang tới tầng gần nhất và mở cửa cho người phía trong ra ngoài. Do đó người sử dụng không phải lo lắng khi đang sử dụng thang máy mà xảy ra mất điện.
Đây là lý do mà các thang máy tải khách bắt buộc phải lắp đặt thiết bị cứu hộ tự động.
6.2. Đảm bảo thiết bị cứu hộ tự động luôn sẵn sàng hoạt động.
Thiết bị cứu hộ tự động được cấu thành từ các thiết bị, do đó phải đảm bảo tất cả các bộ phận đều ổn định, thì thiết bị cứu hộ tự động mới hoạt động được.
Để chắc chắn thiết bị cứu hộ tự động luôn trong trạng thái hoạt động, người sử dụng cần chú ý bảo trì, bảo dưỡng thang máy theo định kỳ, mỗi lần bảo trì cần k iểm tra thiết bị cứu hộ tự động, chạy thử thiết bị cứu hộ tự động, đảm bảo nó luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
6.3. Chú ý trang bị tính năng an toàn, cứu hộ cho thang máy
Đảm bảo điện thoại nội bộ của thang máy luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động, hoặc có thể trang bị thêm tính năng báo lỗi về trung tâm dịch vụ kỹ thuật thang máy.
Ngoài ra có thể lắp đặt thêm thiết bị cảnh báo, thiết bị này sẽ cảnh báo khi nguồn điện dự phòng xuống dưới mức có thể kích hoạt hệ thống cứu hộ tự động, từ đó người dùng có thể chủ động bổ sung năng lượng cho nguồn điện dự phòng.
6.4. Ngoài ra để tránh bị kẹt thang máy do mất điện còn nên chú ý lịch cắt điện.
Để tránh hiện tượng bị kẹt thang máy, trong mùa nắng nóng cần chú ý những thông báo cắt điện, tránh tình trạng bị ngắt điện đột ngột khi đang sử dụng thang máy.
Ngoài ra nếu vẫn muốn việc sử dụng thang máy diễn ra bình thường, ngay cả khi mất điện lưới, chủ đầu tưu có thể trang bị thêm máy phát điện, đảm bảo thang máy luôn có điện để hoạt động.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thang máy, tránh những rủi ro không hay xảy ra, người sử dụng cần chú ý sử dụng thang máy đúng cách, thang máy trong quá trình sử dụng phải được bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, thay thế những thiết bị không đảm bảo. Từ đó đảm bảo thang máy luôn trong trạng thái kỹ thuật hoạt động tốt nhất.