Quy trình kiểm định thang máy gia đình
Kiểm định thang máy là khâu thực hiện cuối cùng sau khi lắp đặt thang máy và trước khi đưa thang máy vào hoạt động. kiểm định thang máy gia đình cần trãi qua các bước cơ bản như sau.
1. Kiểm tra kỹ thuật sơ bộ trước khi thực hiện kiểm định.
Kiểm tra tổng thể quá trình lắp đặt thang máy, đánh giá về sự đầy đủ, tính hệ thống, đồng bộ của thang máy, để đảm bảo nó phù hợp, đầy đủ trong quá trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy.
Kiểm tra sơ bộ về tính kỹ thuật, hoặc các biến dạng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt, chạy thử của thang máy nếu có.
Khi kiểm tra sơ bộ nếu đạt thì mới đưa thang máy vào kiểm định an toàn, trong trường hợp phát hiện lỗi kỹ thuật cần tiến hành sửa chữa lại, đảm bảo đúng yêu cầu thì mới kiểm định thang máy.
2. Kiểm tra kỹ thuật và thử không tải cho thang máy.
Kiểm tra kỹ thuật cần tiến hành kiểm tra khu vực buồng máy, các thiết bị trong buồng thang máy:
Đối với khu vực buồng máy: tại đây không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác mà không phải thiết bị thang máy. Kiểm tra vị trí đặt máy, cách đặt mãy, các lắp đặt puly, cấu tạo puly so với hồ sơ kỹ thuật. vị trí buồng máy không chỉ phải đảm bảo các yêu cầu khi lắp đặt, nó còn phải đảm bảo các yêu cầu để có đúng khoảng diện tích thích hợp khi thực hiện bảo trì, bảo dưỡng hoặc cứu hộ thang máy.
Ngoài ra vị trí được lắp đặt giữa các thiết bị như cụm máy, tủ điện…đo đạc khoảng cách giữa chúng với xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không…
3. Kiểm tra các thiết bị trong cabin thang máy.
Kiểm tra chiều cao trong lòng cabin thang máy, chiều cao thông thủy khoang cửa cabin thang máy tối tiểu phải đạt được là 2m trở lên.
Kiểm tra khe hở giữ 2 cánh cabin và khe hở giữa cánh cửa và khung cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin phải kín, phải an toàn khi đóng các khe hở giữa cánh cửa, giữa cánh cửa với khung cửa, giữa dầm đỡ và ngưỡng cửa phải nhỏ nhất có thể.
Khi kiểm định cần kiểm tra, thử tình trạng kỹ thuật khi hoạt động của các thiết bị chống kẹt cửa cabin, thiết bị an toàn khi đóng mở cửa, khi có vật cản.
Ngoài ra tình trạng quạt thông gió, đèn chiếu sáng, chuông báo động và điện thoại trong cabin phải luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
4. Kiểm tra kỹ thuật đỉnh cabin thang máy.
Cần đo khoảng cách an toàn giữa nóc cabin tới điểm thấp nhất của trần giếng thang máy, ngoài ra cần kiểm tra các đầu cố định cáp, các liên kết giữa đầu pitton và cabin thang máy.
Kiểm tra lan can, nóc cabin, rail dẫn hướng cabin và đối trọng, khoảng cách giữa các kẹp rail, khoảng cách an toàn giữa cabin và đối trọng.
Ngoài ra cần kiểm tra các cửa tầng, các hiển thị cửa tầng, kiểm tra hố pít…tất cả các bộ phận của thang máy cần phải đảm bảo đáp ứng đủ các kỹ thuật an toàn.
5. Kiểm tra thử tải và chạy cứu hộ tự động thang máy.
Thử tải cho thang máy cần thực hiện ở 2 chế độ, chế độ thử tải 100% tải trọng thang máy và chế độ thử tải 125% so với tải trọng thang máy. Tình trạng thử tải sẽ đạt khi thang máy hoạt động ổn định, dùng đúng tầng quy định, bằng sàn, hoạt động đúng tốc độ.
Thử cứu hộ tự động cho thang máy: thử cứu hộ tự động được thực hiện thử trong tình trạng hoạt động bình thường khi diễn ra mất điện, các thiết bị phải đảm bảo xảy ra cứu hộ trong tình trạng này.
Sau khi thiết bị được kiểm tra đồng bộ, tất cả đều nằm đúng tiêu chuẩn an toàn, thang máy được đánh giá đạt tiêu chuẩn, lúc này thang sẽ được lập hồ sơ kiểm định đạt, sau đó được dán tem kiểm định, đây là bước cấp phép hoạt động cho thang máy gia đình.