Chi tiết về phần cơ khí và phần điện của thang máy
Thang máy có cấu tạo cơ bản gồm có 2 phần là phần cơ và phần điện của thang, mỗi phần sẽ được cấu tạo từ nhiều các chi tiết khác nhau, giúp thang máy hoạt động ổn định, êm ái, an toàn hơn.
1. Về cấu tạo phần điện của thang máy.
Phần điện của thang máy được cấu tạo từ nhiều các chi tiết bộ phận khác nhau, dưới đây là 1 vài các chi tiết cơ bản.
1.1. Phần điện trong hố thang máy.
Phần điện trong hố thang máy gồm các bộ phận như:
+ Phần điện hộp điều khiển trên nóc cabin thang máy.
+ Phần cáp tín hiệu thang máy được nối từ tủ điện trong phòng máy đến hộp điều khiển trên nóc cabin của thang máy.
+ Phần dây điện của thang máy của thang máy được bố trí dọc ở hố thang máy.
+ Trong hố thang máy sẽ có công tắc giới hạn hành trình cho thang máy.
1.2. Hệ thống cứu hộ tự động của thang.
Hệ thống cứu hộ tự động là thiết bị không thể thiếu trong cấu tạo của dòng thang máy tải khách, thiết bị cứu hộ tự động là loại sử dụng nguồn điện dự phòng từ UPS hoặc ắc quy để cứu hộ những người kẹt trong thang máy khi xảy ra mất điện đột ngột.
1.3. Điện trong phòng máy.
Hệ thống điện trên phòng máy là các thiết bị điện của hệ điều khiển thang máy. Điện phòng máy sẽ bao gồm tủ điện, trong tủ điện sẽ có đầy đủ hệ điều khiển của thang máy như Contactor, hệ thống relay, điều khiển tốc độ, điều khiển tín hiệu, bo mạch trung gian của thang máy. Trên tủ điện sẽ có đầy đủ các thiết bị của hệ điều khiển thang máy.
2. Về cấu tạo phần cơ khí thang máy.
Phần thang máy cũng được cấu tạo từ nhiều các bộ phận khác nhau.
2.1. Về phần cơ khí trong hố thang máy.
Cơ khí trong hố thang máy sẽ gồm có các phần khác nhau như:
+ Rail dẫn hướng cabin và rail dẫn hướng đối trọng của thang máy.
+ Hệ thống giảm chấn cho cabin và đối trọng của thang máy.
+ Hệ thống cơ khi của thang máy chủ yếu nhất vẫn là phần cabin, phần khung, sàn, nóc và vách cabin.
+ Hệ thống phanh cư khí của thang máy, thiết bị giúp cabin thang máy bám vào rail dẫn hướng.
+ Hệ thống cáp tải thang máy được thả dọc hố thang máy.
+ Hệ thống cửa tầng thang máy.
2.2. Hệ thống cơ khí của thang máy trên phòng máy.
+ Sẽ bao gồm có khung bệ thang máy.
+ Hệ thống phanh cơ khí của thang máy.
+ Thiết bị máy kéo của thang máy.
2.3. Thiết bị truyền động cửa của thang máy.
Thiết bị truyền động cửa sẽ gồm có thiết bị truyền động cửa tầng và thiết bị truyền động cửa cabin, nó giúp cửa thang máy hoạt động 1 cách tự động khi hệ điều khiển thang máy hoạt động để thang máy di chuyển đón, trả khách.
Cấu tạo của thang máy sẽ gồm có 2 phần chính là thiết bị điện và cơ khí của thang máy, ngoài ra để hoàn thiện thang máy sẽ cần nhiều các bộ phận khác như phần phòng máy thang máy, phần hố pít, phần giếng thang, phần mặt tiền của thang máy.
3.Giải quyết những thắc mắc cho những chủ đầu tư muốn xây dựng thang máy gia đình
Khi muốn lắp đặt thang máy gia đình, đa phần các chủ đầu tư đều gặp phải những câu hỏi dạng tương tự như nhau, những câu hỏi này xuất phát từ việc các chủ đầu tư đều là những người lần đầu tiên lắp đặt thang máy.
Vậy những câu hỏi thường gặp của chủ đầu tư là gì, dưới đây sẽ là giải đáp cho những câu hỏi khi muốn lắp đặt thang máy.
3.1. Khi lắp đặt thang máy có phải xin phép cơ quan chức năng.
Câu trả lời là có, để lắp đặt thang máy, chủ đầu tư phải xin phép cơ quan chức năng là UBND quận, huyện thông qua việc xin cấp phép nguồn điện 3 pha.
Việc xin cấp phép thực chất khá đơn giản, chủ đầu tư chỉ cần đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, một vài giấy tờ liên quan và bản hợp đồng mua bán thang máy với đúng tên chủ sở hữu đất, đúng địa chỉ. Như vậy chứng minh rằng công trình cần sử dụng nguồn điện 3 pha, lúc này sẽ được điện lực cấp điện 3 pha.
3.2. Thắc mắc về kinh phí cho việc lắp đặt thang máy.
Kinh phí lắp đặt thang máy gia đình sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Kinh phí lắp đặt thang máy sẽ phụ thuộc vào các loại thang máy khác nhau, như thang máy nhập khẩu nguyên chiếc hay thang máy liên doanh, cấu hình thang máy, nội thất thang máy. Ngoài ra các chi phí xây dựng hố thang máy, chi phí ốp mặt tiền cũng liên quan đến kinh phí lắp đặt thang máy.
Do đó việc lắp đặt thang máy có nhiều kinh phí khác nhau, khác hàng có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp nhất với kinh phí hiện có. Giá thang máy có thể dao động từ 290 triệu đến khoảng 400 triệu tùy thuộc vào lựa chọn của khách hàng, và với loại thang nhập khẩu kinh phí sẽ đặt đỏ hơn.
3.3. Thời gian lắp đặt thang máy bao lâu.
Thời gian lắp đặt thang máy gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên về cơ bản thang máy gia đình có thể lắp đặt trong khoảng 2 tuần là hoàn thiện tính từ khi hàng được tập kết đến công trình.
Ngoài thời gian lắp đặt, khi xác định mua thang máy, chủ đầu tư cần chú ý thời gian đặt hàng cho thang máy, bởi thời gian này có thể kéo dài từ 1 tháng đến 6 tháng tùy theo loại thang khách hàng lựa chọn, và tùy thuộc vào nhà cung cấp.
3.4. Nên lựa chọn loại thang máy nào.
Hiện thang máy gia đình trên thị trường có nhiều loại khác nhau với nhiều nhà cung cấp khác nhau, mỗi loại thang sẽ có những đặc điểm riêng biệt, khách hàng có thể lựa chọn loại thang máy có đặc điểm phù hợp với công trình xây dựng.
Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng thang máy, cũng như đảm bảo mức độ phù hợp của thang máy trong quá trình sử dụng, hạn chế các lỗi xảy ra, khách hàng khi lựa chọn thang máy cần chú ý lựa chọn loại có đặc điểm phù hợp, đặc biệt lựa chọn các hãng thang máy phổ biến trên thị trường như thang mitsubishi, fuji...đây là loại thang phổ biến nhất, do đó nếu có các lỗi xảy ra cũng sẽ dễ xử lý, khắc phục.
3.5. Các loại chi phí cho thang máy sau khi lắp đặt.
Thang máy cũng là 1 loại máy móc thiết bị như ô tô, xe máy, do đó trong quá trình sử dụng cũng sẽ phải chi trả các loại phí như: chi phí tiền điện, chi phí bảo trì thang máy hay bảo dưỡng, chi phí thay thế trang thiết bị hư hỏng, chi phí hao mòn.