Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

Tin tức thang máy

Ba loại chi phí khi lắp thang máy gia đình

* 1. Chi phí xây dựng hố thang máy.
Xây dựng hố thang máy là khâu không thể thiếu nếu khách hàng muốn lắp thang máy. Việc xây dựng hố thang máy có thể tiến hành theo 2 bước như sau.

+ Xây dựng bằng gạch và đổ cột bê tông: việc xây dựng hố thang máy theo phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các công trình xây mới. Việc xây dựng bằng gạch, bê tông sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho khách hàng. Thông thường kiểu xây dựng này chỉ tiêu tốn khoảng 30 – 40 triệu của khách hàng, tùy thuộc vào độ cao của nhà.
+ Xây dựng bằng khung thép: việc xây dựng này thường áp dụng cho các công trình nhà cải tạo, ít diện tích hoặc muốn làm thang kính.
Phương án xây dựng bằng khung thép sẽ tốn khá nhiều chi phí, bởi ngoài việc dựng khung thép thì còn cần làm vách xung quanh thang máy. Thông thường nếu làm bằng khung thép chi phí xây dựng hố thang máy có thể tốn 100 – 120 triệu đồng tùy vào loại vật liệu mà khách hàng chọn để lắp hố thang và bịt xung quanh hố thang.

* 2. Chi phí mua thang máy.

Đây là khoản chi phí chính của quá trình lắp thang máy. Mức chi phí của mua thang máy phụ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng khi chọn dòng thang.
+ Đối với việc chọn thang nhập khẩu nguyên chiếc: thông thường giá của loại thang nhập khẩu nguyên chiếc khá cao. Giá thành của loại thang này thông thường cao hơn gấp 2,5 đến 3 lần so với giá thành của thang máy liên doanh trong nước với cùng loại cấu hình. Giá thành có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào các option khách hàng lựa chọn.

Ba loại chi phí khi lắp thang máy gia đình

+ Đối với thang máy liên doanh: loại thang này được nhập khẩu các máy móc, linh kiện chính từ các hãng thang máy uy tính trên thị trường, về phần khung thang máy được gia công tại các nhà máy sản xuất của các công ty thang máy. Chính điểm này khiến cho phí thang máy liên doanh có mức giá khá mền, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Mức chi phí của 1 chiếc thang máy liên doanh dành cho gia đình dao động từ 270 – 350 triệu, mức giá tùy thuộc vào cấu hình, option khách hàng lựa chọn.

* 3. Chi phí hoàn thiện mặt tiền thang máy.

Hoàn thiện mặt tiền thang máy là việc khách hàng cần thực hiện sau khi phần cơ khí thang máy được lắp đặt xong. Mặt tiền thang máy có thể hoàn thiện bằng nhiều vật liệu khác nhau, những vật liệu này có giá thành khác nhau, vì vậy mức chi phí do khách hàng lựa chọn.
+ Ốp đá: ốp đá là việc làm thông dụng nhất mà khác hàng lắp thang máy thường dùng: đá trên thị trường có nhiều loại, mức giá của ốp đá sẽ phụ thuộc vào loại đá khách hàng lựa chọn.
+ Ốp gỗ: thông thường việc ốp gỗ chỉ được thực hiện với các gia đình muốn làm thang máy cùng tông, cùng nội thất với các nội thất khác trong gia đình. Việc ốp gỗ gây tốn kém khá nhiều chi phí, đặc biệt là ốp gỗ tự nhiên.
+ Ốp gạch: loại ốp gạch sẽ tiêu tốn ít chi phí nhất cho khách hàng khi hoàn thiện mặt tiền của thang máy.
+ Trát và sơn: phần trát và sơn này gần như không gây tốn kém chi phí cho khách hàng, vì vật liệu khôn tốn kém, công làm thợ xây dựng của công trình sẽ thực hiện luôn.

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tin tức thang máy Ba loại chi phí khi lắp thang máy gia đình

Tin tức thang máy

Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy sử dụng thang máy là tập hợp các quy định, hướng dẫn và biện pháp an toàn được thiết lập để đảm bảo việc sử dụng thang máy một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho mọi người. Các nội quy này thường được thiết lập và quản lý ...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy là quá trình xác định kích thước và chiều cao của không gian hố thang mà thang máy sẽ di chuyển trong quá trình hoạt động. Quá trình tính toán kích thước hố thang máy sẽ bao gồm các vấn đề như sau.

Xem tiếp