Tin tức thang máy
Vấn đề thường gặp phải khi xây dựng hố thang máy gia đình
Xây dựng hố thang máy gia đình là công việc phải thực hiện nếu muốn lắp đặt thang máy, việc xây dựng hố thang máy là công việc chủ đầu tư sẽ thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát và bản vẽ của nhà cung cấp đã cung cấp cho.
Việc xây dựng hố thang máy cần thực hiện đúng kỹ thuật, vì vậy việc xây dựng hố thang máy gia đình thường xảy ra những vấn đề gây ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt cũng như vẫn hành của thang máy.
Những chủ đầu tư khi xây dựng hố thang máy gia đìnhcần chú ý những vấn đề cơ bản, phải xây dựng theo đúng tiêu chuẩn nhà cung cấp đưa ra. Hiện nay việc xây dựng hố thang máy còn gặp phải một số những lỗi cơ bản như.
1. Chủ đầu tư khi xây dựng hố thang máy gia đình thường không làm móc treo ba lăng.
+ Vai trò của móc treo pa lăng: móc treo pa lăng có vai trò hỗ trợ để thợ lắp đặt thang máy kéo và đưa các thiết bị nặng lên phòng máy trong quá trình lắp đặt thang máy.
Ngoài ra móc treo pa lăng sẽ cần thiết trong quá trình sử dụng thang máy gia đình, cụ thể trong quá trình sử dụng thang máy, nếu xảy ra hư hỏng, thì móc treo pa lăng sẽ được dùng để sữa chữa thang máy, để thay cáp…
+ Chú ý khi làm móc treo pa lăng: cần chú ý đến tải trọng, định mức cần thiết đủ để móc treo có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của nó.
Việc làm móc treo pa lăng cần thực hiện theo bản vẽ kỹ thuật chi tiết nhà cung cấp thang máy cung cấp cho và dưới sự giám sát của thợ kỹ thuật thang máy. Vì vậy những công trình xây dựng không liên kết với nhà cung cấp thang máy sẽ không được hướng dẫn, và tất nhiên cũng sẽ không làm móc treo pa lăng khi xây dựng.
2. Hố pít thang máy gia đình được xây dựng không đúng kỹ thuật:
Hố pít là phần được đào sâu xuống lòng đất tính từ mặt sàn tầng thấp nhất của tòa nhà.
+ Vai trò của hố pít: hố pít là phần diện tích để đáy cabin thang máy di chuyển xuống khi thang máy xuống tầng dưới cùng. Ngoài ra nó còn là nơi lắp thiết bị chống vượt tốc, là nơi để thợ kỹ thuật đứng để thực hiện việc bảo trì hoặc sửa chữa thang máy.
+ Lưu ý khi xây dựng hố pít: hố pít cũng là 1 phần của hố thang máy gia đình, cần đảm bảo nó không được nghiêng, không bị móp méo, và phải đảm bảo đúng chiều sâu. Ngoài ra phải chống thấm cho hố pít.
Đa số các lỗi khi xây dựng hố pít là không đúng kích thước, không chống thấm hố pít đúng cách, dẫn đến khó lắp đặt, bị ngấm nước vào hố thang máy trong quá trình sử dụng.
3. Không trừ chỗ trống cho hộp buttong gọi tầng thang máy.
Buttong gọi tầng là phần được đặt ở cửa mỗi tầng của thang máy, nó là nơi để sau này lắp bảng buttong, nút gọi thang máy gia đình.
+ Những lỗi thường gặp khi xây dựng: nếu không có bản vẽ chi tiết hướng dẫn, không có thợ kỹ thuật hướng dẫn và giám sát, thợ xây dựng chắc chắn sẽ không biết phải trừ diện tích cho bảng buttong, hoặc trừ không đúng vị trí, không đúng diện tích cần thiết.
4. Không làm tiếp địa cho thang máy.
Tiếp địa thang máy gia đình là phần cọc được đúng xuống dưới đáy hố thang máy, nó là thiết bị nối đất của thang máy, để đề phòng tình trạng dò rỉ điện của thang máy.
+ Vai trò của tiếp địa: tiếp địa là thiết bị nối đất giúp tránh tình trạng thang máy bị rò rỉ điện, nếu gặp tình trạng rò rỉ điện, hệ thống tiếp địa giúp triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành, đảm bảo độ an toàn, sự ổn định và tuổi thọ của thang máy.
+ Chú ý khi làm tiếp địa: khi làm tiếp địa cần chú ý làm cọc tiếp địa riêng biệt, nó phải được làm cách xa hệ thống chống sét của tòa nhà.
Để tránh các lỗi gặp phải khi xây dựng hố thang máy gia đình, cần chú ý trước khi xây dựng thang máy cần liên kết với nhà cung cấp thang, nhận bản vẽ thiết kế chi tiết, có sự hướng dẫn và giám sát của thợ kỹ thuật thang máy.