Tin tức thang máy
Quy trình thực hiện bảo trì thang máy
Bảo trì thang máy là công việc không thể bỏ qua trong quá trình sử dụng thang máy, bảo trì thang máy cần thực hiện theo quy định và các bước cụ thể như:
1. Kiểm tra, bảo trì khu vực buồng máy.
Trên khu vực buồng máy khi bảo trì nhân viên kỹ thuật cần thực hiện các bước cơ bản như:
+ Kiểm tra nguồn điện cấp vào động cơ thang máy, các thiết bị đóng ngắt nguồn điện tại đây.
+ Kiểm tra các thiết bị điện tại tủ điều khiển thang máy, đảm bảo mọi thứ vẫn bình thường, hoạt động ổn định, không bị lỏng lẻo...
+ Kiểm tra, nếu cần thiết thì tiến hành xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện, của thang máy.
+ Kiểm tra chế độ nạp điện của thiết bị cứu hộ tự động của thang máy.
+ Kiểm tra phần má phanh trái của động cơ thang máy, cần điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
+ Kiểm tra dầu nhớt của hộ giảm tốc, nếu cạn cần đổ thêm dầu cho đúng mức yêu cầu, và đánh giá chất lượng dầu xem có đảm bảo hay không.
+ Kiểm tra tình trạng của cáp tải và puly dẫn hướng cáp xem có đảm bảo không, phát hiện sớm và kịp thời những thang máy có dấu hiệu bị bào mòn hay không.
+ Kiểm tra đèn chiếu sáng, công tác, ổ cắm, cửa ra vào, cửa chớp, độ thông thoáng, khô ráo của phòng máy.
2. Kiểm tra hố thang máy, và hố pít.
+ Kiểm tra các công tắc, các giá đỡ, các mối liên kết giữ rail dẫn hướng với các mối bắt, hàn, các bulong, ốc vít, phần đầu treo với cáp đối trọng, độ căng và bình thường của cáp tải.
+ Kiểm tra phần guốc trượt trên của cabin, guốc dưới của đối trọng, các đêm cao su chống rung lắc, kiểm tra quạt thông gió trên nóc cabin, hệ thống chiếu sáng và phần cáp treo đối trọng cửa tầng.
+ Kiểm tra khe hở các cửa tầng, độ thẳng đứng của các cửa tầng, tiếp điện của các cửa tầng, cáp điện ở dọc hố thang máy.
+ Kiểm tra công tắc giới hạn hành trình ở đáy hố pít, kiểm tra phần guốc trượt dưới của cabin, guốc trượt đối trọng...
+ Cần xiết lại các vít của công tắc giảm chấn, các vít của công tắc báo quá tải, vệ sinh hộp chứa dầu ở đáy giếng thang, vệ sinh đáy giếng thang cho khô ráo, sạch sẽ.
3. Bảo trì phần cabin thang máy.
+ Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, hệ thống chuông điện thoại của thang máy, chuông cứu hộ, chuông báo dừng tầng, chuông báo quá tải của thang...
+ Kiểm tra các nút bấm trên bảng điều khiển thang máy, các nút đóng mở cửa nhanh.
+ Kiểm tra phần rãnh trượt của cửa thang máy, các khe hở cửa tầng, cảm biến chống kẹt cửa.
Kiểm tra, chỉnh sửa, đảm bảo tất cả các thiết bị vẫn hoạt động ổn định, bình thường, khi phát hiện bất thường cần lập tức chỉnh sửa ngay.
4. Kiểm tra phía ngoài thang máy.
+ Kiểm tra bảng điều khiển cửa tầng của thang máy, led hiển thị của thang máy, đảm bảo luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
+ Kiểm tra rail dẫn hướng cửa tầng ở các tầng của thang máy, các khóa cửa tầng của các tầng đảm bảo hoạt động bình thường.
Ngoài ra trong quá trình bảo trì thang máy cần thử hệ thống cứu hộ tự động của thang, đảm bảo hệ thống này trong trạng thái hoạt động tốt nhất, đảm bảo an toàn cho thang máy khi hoạt động. sau khi kiểm tra qua các bộ phận, nếu có phát hiện những lỗi, hư hỏng hoặc các dấu hiệu hư hỏng cần nhanh chóng chỉnh sửa, đảm bảo mọi thứ trong trạng thái bình thường, hoạt động tốt mới thả thang hoạt động.