Liên hệ: 09.78910.666

  Liên hệ: 09.78910.666

tư vấn thang máy

Các chi phí đi kèm khi lắp đặt thang máy

Nhiều khách hàng khi muốn lắp đặt thang máy, nhất là khách hàng lần đầu tiên lắp đặt thang, những người này sẽ bị nhầm về chi phí cho lắp đặt thang máy, rằng chỉ phải bỏ tiền mua thang máy là xong. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy, việc lắp đặt thang máy ngoài chi phí mua thang máy còn có nhiều chi phí khác kéo theo.
Một số các chi phí cơ bản để phục vụ cho việc lắp đặt thang máy mà chủ đầu tư phải bỏ ra.

 *  Chi phí xây dựng hố thang máy.

Hiện nay xây dựng hố thang máy có thể thực hiện theo 2 phương án, chi phí xây dựng hố thang máy bằng cột bê tông, tường gạch hoặc xây dựng bằng khung sắt, thép. Hai hình thức xây dựng hố thang máy đều gây tốn kém chi phí, tuy nhiên việc xây dựng bằng cột bê tông, tường gạch sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng xây dựng bằng khung sắt thép.
Khoản chi phí này có thể giao động từ 20 – 80 triệu đồng tùy vào hình thức xây dựng, đối với thang máy gia đình thấp tầng. Đây là khoản phụ phí đầu tiên mà khách hàng phải chi trả khi muốn lắp đặt thang máy.

* Chi phí cho vật liệu bao quanh hố thang máy.

Loại chi phí vật liệu bao quanh hố thang máy thường chỉ đáng tính với thang máy sử dụng khung sắt, thép, còn đối với thang máy sử dụng cột bê tông, tường gạch thì chi phí này không đáng tính.
Thông thường mức chi phí cho việc bao che quanh hố thang máy của loại sử dụng khung sắt thép sẽ rơi vào khoảng 20 – 60 triệu tùy vào loại vật liệu được sử dụng là kính cường lực, alumi, thạch cao.

Các chi phí đi kèm khi lắp đặt thang máy

* Chi phí cho việc ốp mặt tiền thang máy.

Ốp mặt tiền thang máy là công đoạn nhất định phải thực hiện khi lắp đặt thang máy, ốp mặt tiền thang máy đắt hay rẻ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng để ốp, một số vật liệu dùng để ốp phổ biến hiện nay.
+ Kính: ốp kính là loại được sử dụng phổ biến nhất với thang máy sử dụng khung sắt thép, bởi thường những thang này sẽ sử dụng thang kính, vì vậy ốp kính là việc làm hiển nhiên. Chi phí cho việc ốp kính khá đắt đỏ, có thể nói đây là loại vật liệu ốp bao che hố thang máy đắt nhất.
+ Ốp đá, gạch: loại này thường được sử dụng để ốp cho những thang máy xây dựng hố thang bằng cột bê tông, tường gạch, loại vật liệu này được sử dụng khá phổ biến, dễ thực hiện, có độ bền cao, chi phí tầm trung.
+ Ốp bằng inox: nhiều thang máy sử dụng loại khung bao bản rộng để ốp luôn mặt tiền thang máy, hoặc sử dụng luôn inox để ốp cho mặt tiền. Loại vật liệu này có chi phí bình thường, tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao.
+ Ốp bằng xây gạch, trát, sơn: đây là hình thức ốp mặt tiền thang máy rẻ nhất, tuy nhiên nó không đẹp, không sang, vì vậy ít được sử dụng.
Để lắp đặt thang máy, ngoài chi phí mua thang máy, khách hàng còn phải chịu thêm các khoản chi phí cơ bản như trên khi lắp đặt. Ngoài ra trong quá trình sử dụng sẽ tốn thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị vật tư, chi phí tiền điện....

Bài viết hữu ích

 
 
Bạn đang ở trang: Home Tư vấn thang máy Các chi phí đi kèm khi lắp đặt thang máy

Tin tức thang máy

Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy khi sử dụng thang máy chung cư Nội quy sử dụng thang máy là tập hợp các quy định, hướng dẫn và biện pháp an toàn được thiết lập để đảm bảo việc sử dụng thang máy một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho mọi người. Các nội quy này thường được thiết lập và quản lý ...

Xem tiếp

Tư vấn thang máy

Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy phù hợp Tính toán kích thước hố thang máy là quá trình xác định kích thước và chiều cao của không gian hố thang mà thang máy sẽ di chuyển trong quá trình hoạt động. Quá trình tính toán kích thước hố thang máy sẽ bao gồm các vấn đề như sau.

Xem tiếp