tư vấn thang máy
Hiện tượng hỏng của cáp thang máy
Cáp thang máy là 1 thiết bị trong số những thiết bị cấu thành thang máy. Cáp thang máy có nhiệm vụ quan trọng làm cầu nối để kết nối giữa động cơ, đối trọng và cabin thang máy. Cáp tải đóng vay trò quan trọng của thang máy trong quá trình di chuyển lên xuống, chính vì thế khi sử dụng thang máy chúng ta cần phải hết sức chú trọng tới cáp của thang máy, nếu thấy hiện tượng bất thường đối với cáp treo thang máy thì phải cho thang dừng hoạt động và liên hệ kỹ thuật viên thang máy đến kiểm tra kỹ lưỡng, nếu cần phải thay mới thì mới yên tâm hoạt động.
1. Cấu tạo của cáp thang máy.
Cáp thang máy được cấu thành từ các sợi thép nhỏ, từ những sợi thép nhỏ sẽ được bện vào nhau tạo thành các tao cáp, rồi các tao cáp được đan kết hợp vào nhau tạo thành sợi cáp hoàn chỉnh.
2. Vai trò của cáp thang máy.
Thang máy được gắn kết giữa động cơ, đối trọng, puly, cáp có tác dụng chuyền chuyển động để nâng hạ cabin và đối trọng thang máy khi động cơ quay, puly chuyển động, cáp sẽ hoạt động, cáp chịu toàn bộ tải trọng của thang máy, vì vậy cáp được thiết kế khá chắc chắn.
3. Lý do cáp thang máy không thể đứt khi hoạt động.
- Hệ thống cáp là hệ thống có cấu tạo rất chắc chắn, nó gồm từ 4 – 8 sợi cáp, mỗi sợi cáp được cấu tạo nên từ rất nhiều sợi thép nhỏ, chúng được bện chặt và liên kết từ nhiều sợi thành.
- Do được cấu tạo từ nhiều các tao cáp, mà các tao cáp lại cấu thành từ nhiều các sợi cáp, vì vậy nếu một trong các tao cáp bị đứt thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự hoạt động của thang máy.
- Cáp thang máy được lắp đặt đúng với mức tải trọng, tốc độ, và nếu được bảo trì thường xuyên, đúng lịch thì việc đứt cáp là không thể xảy ra, hoặc nếu có xảy ra dấu hiệu đứt cũng sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Cáp thang máy thường có tuổi thọ từ 7– 8 năm, tuy nhiên mức tuổi thọ còn phụ thuộc và thời gian sử dụng, mức độ sử dụng, cách sử dụng, chế độ chăm sóc.
Hiện nay chưa có trường hợp nào ghi nhận việc đứt đồng thời 4- 8 sợi cáp 1 lúc để dẫn đến tình trạng rơi tự do cabin thang máy, mà hiện tượng xảy ra được người dân gọi là thang dơi tự do thực chất chỉ là việc thang chạy quá tốc độ.
4. Một số các lỗi thường gặp ở cáp thang máy.
Mặc dù cáp thang máy được đánh giá có tuổi thọ trung bình từ 5 – 8 năm, tuy nhiên nó không có nghĩa là trong quá trình hoạt động cáp thang máy không xảy ra sự cố. nếu không được chăm sóc cẩn thận, hoặc thường xuyên chở nặng, cũng có thể so thợ lắp đặt kém, thì cáp thang máy vẫn sẽ xảy ra một số lỗi khi hoạt động như:
+ Cáp thang máy bị mòn: quá trình sử dụng, cáp thang máy tiếp xúc trực tiếp với puly thang máy, nếu tốc độ hoạt động liên tục, cáp thang máy sẽ bị mòn, nếu tình trạng này xảy ra sẽ dẫn đến tình trạng đứt cáp.
+ Cáp bị khô, dầu, gỉ, sét: thông thường cáp khi sử dụng không được phép bôi dầu mỡ, mà dầu sẽ được tiết ra từ lõi cáp để tránh tình trạng cáp bị khô, sơ, đứt. nhưng do thời gian dài sử dụng, cộng với độ nóng, khói, bụi khiến cáp khô dầu, dẫn đến tình trạng bị khô, gỉ, sét, và dảo cáp. Nếu không được sử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đứt cáp.
+ Tuyệt đối không bỏ dầu, mỡ cho cáp: nếu tra dầu, mỡ cho cáp, khi hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng cáp bị trượt trên rãnh puly, gây nguy hiểm cho thang máy.
Để khắc phục các lỗi thường gặp của cáp thang máy, cách tốt nhất thực hiện đúng như khuyến cáo của nhà sản xuất, thường xuyên chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra cáp, sử dụng thang máy đúng tải trọng, nếu phát hiện cáp có dấu hiệu bất thường cần kiểm tra, thay thế kịp thời.