tư vấn thang máy
Những lỗi xảy ra khi xây dựng hố thang máy
Xây dựng hố thang máy là một phần quan trọng của quá trình lắp đặt thang máy, thang máy sau khi lắp đặt có hoạt động tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào quá trình xây dựng hố thang máy. Do đó khi xây dựng hố thang máy không chỉ cần đảm bảo kích thước mà còn phải đúng kỹ thuật.
Hiện nay việc xây dựng hố thang máy vẫn thường xảy ra những sai sót do nhiều chủ đầu tư vẫn chủ quan trong việc xây dựng, tự ý xây dựng hố thang máy mà không quan tâm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, không có bản thiết kế chi tiết hố thang, không có kỹ thuật thang máy giám sát và chỉ đạo khi xây dựng, đó là lý do xảy ra những sai lầm trong quá trình xây dựng hố thang máy.
Một số những sai lầm thường mắc phải như
1. Xây dựng hố pít không đạt tiêu chuẩn.
+ Khi xây dựng đào hố pít không đủ kích thước cả chiều sâu lẫn chiều ngang của hố.
+ Hố pít sau khi đào xong không được xử lý, chống thấm đúng cách.
Hố pít là 1 phần của hố thang, nó là vị trí để cabin di chuyển xuống khi thang xuống tầng thấp nhất, ngoài ra là nơi để đặt công tắc giới hạn hành trình, do đó khi xây dựng hố pít cần đảm bảo hố pít phải đạt tiêu chuẩn an toàn, đúng các tiêu chí kỹ thuật.
2. Khi xây dựng hố thang máy không xây các dầm ở giữa tầng.
Khi xây dựng hố thang máy bằng hình thức đỗ cột bê tông, xây tường gạch, thì phải xây dựng các dầm ở giữa các tầng theo đúng chi tiết của bản vẽ hố thang.
Mục đích của việc xây dựng các dầm là để bắt cố định rail dẫn hướng cabin cũng như đối trọng vào thang. Việc xây dựng các rầm này khá quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng.
3. Xây dựng không đúng kích thước.
Khi xây dựng cần trừ trống phần cửa của mỗi tầng, việc trừ kích thước ở các cửa tầng cần phải đúng với tiêu chuẩn hoặc đúng kích thước nhà sản xuất thang máy đưa ra thì sau đó mới lắp đặt được thang.
Nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư không liên kết với nhà cung cấp thang máy, để thợ xây tự ý xây dựng, dẫn đến không đúng kích thước, không thể lắp đặt được thang máy.
Khi trừ kích thước cửa, cần trừ kích thước lớn hơn khoảng kích thước cần sử dụng thang máy, từ đó việc lắp đặt sẽ dễ hơn, và để có đủ không gian lắp cửa, lắp khung bao, lắp đố cửa, và ốp đá.
4. Khi xây dựng không làm dầm chịu lực sàn phòng máy
Với thang máy cáp kéo khi lắp đặt sẽ đều là cơ chế treo đối trọng, cabin, do đó tại vị trí treo cần phải có dầm chịu lực.
Hầu hết những công trình xây dựng không có kỹ thuật thang máy giám sát đều bỏ qua việc xây dựng dầm chịu lực này. Thiếu dầm chịu lực gây ảnh hưởng đến việc lắp đặt, sử dụng thang máy, do đó ngay khi muốn lắp đặt thang máy sẽ phải sửa chữa, bổ sung dầm, gây mất thời gian và tốn thêm khá nhiều tiền bạc công sức mới có thể lắp đặt được thang máy.
Ngoài những lỗi trên, thì việc xây dựng hố thang máy nếu không được giám sát, tư vấn của nhà cung cấp thang máy thường sẽ xảy ra thêm các lỗi như thiếu móc treo pa lăng, không làm cửa thoát nhiệt cho phòng máy, rồi thậm chí hố thang khi xây dựng bị méo, bị nghiêng, không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.
Việc xây dựng hố thang máy đòi hỏi phải đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật, có như vậy mới đảm bảo cho quá lắp đặt thang máy diễn ra đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn sau khi lắp đặt, và sự ổn định của thang máy.
5. Những thiết bị an toàn bắt buộc của thang máy
Thang máy là thiết bị được lắp đặt ở nhà cao tầng, nó lại là thiết bị chở người, do đó thang máy yêu cầu khá nghiêm ngặt về mức độ an toàn. Trong thang máy sẽ có nhiều những thiết bị an toàn khác nhau, trong số đó có 3 thiết bị an toàn bắt buộc không thể thiếu được của thang máy.
- Thiết bị an toàn không thể thiếu đầu tiên là thiết bị khống chế vượt tốc.
Thắng cơ là thiết bị an toàn bắt buộc cho thang máy, không chỉ vậy đây là thiết bị không thể thiếu cho quá trình hoạt động của thang máy. Thắng cơ thang máy là thiết bị giúp thang máy dừng tầng chính xác khi đón trả khách, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ giữ an toàn cho thang máy trong các trường hợp như thang máy bị đứt cáp, rơi tự do, hoặc khi thang máy chạy quá tốc độ được cài đặt sẵn, lúc này thắng cơ sẽ giúp kìm chặt cabin vào rail thang máy.
Thắng cơ thang máy có cấu tạo gồm: phần governor trên đặt trên phòng máy, đối trọng giúp căng cáp governor, hệ thống má phanh, cáp governor.
Giữ nhiệm vụ quan trọng số 1 đối với sự an toàn của cabin thang máy, do đó thang máy bắt buộc phải có thăng cơ. Và để đảm bảo an toàn, thắng cơ thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn và kiểm tra mức độ an toàn.
- Thiết bị an toàn thứ 2 là hệ thống cứu hộ tự động của thang máy.
Hệ thống cứu hộ tự động của thang máy là thiết bị an toàn của thang máy trong trường hợp thang bị mất điện lưới đột ngột.
Thang máy hoạt động bằng điện, do đó khi xảy ra mất điện thang máy sẽ lập tức dừng hoạt động, trong trường hợp này những người sử dụng thang máy sẽ bị nhốt lại trong thang, đây là lý do thang máy phải có thiết bị cứu hộ tự động.
Thiết bị cứu hộ tự động có nhiệm vụ cứu hộ trong trường hợp xảy ra mất điện lưới. cụ thể khi mất điện lưới, thiết bị cứu hộ tự động hay còn gọi là ARD sẽ tự động dùng nguồn dự phòng từ bình ác quy hoặc từ UPS để giúp động cơ tiếp tục hoạt động, đưa thang máy về tầng gần nhất và tự động mở cửa ra.
Trong trường hợp có thiết bị cứu hộ tự động, người sử dụng không còn lo lắng về việc thang máy xảy ra mất điện, tuy nhiên thiết bị cứu hộ tự động cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, và kiểm tra theo định kỳ, đảm bảo thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
- Thiết bị chống kẹt cửa của thang máy.
Đây là thiết bị an toàn thứ 3 không thể thiếu được của thang máy, thiết bị này có nhiệm vụ giúp người đi qua cửa thang máy sẽ không bị cửa thang kẹp vào người.
Thiết bị chống kẹt cửa thang máy được lắp đặt ở dọc 2 bênh cửa cabin thang máy, nó thường được gọi là thiết bị cảm biến cửa hoặc photocell, khi có thiết bị này người sử dụng sẽ không sợ bị kẹt cửa khi di chuyển qua cửa gặp lúc cửa đang đóng lại.
Nhiệm vụ của thiết bị chống kẹt cửa là giúp hệ thống điều khiển nhận biết tình trạng của cửa thang, khi có vật cản thì cửa thang tự động mở ra, giúp những người di chuyển qua cửa không bao giờ bị cửa kẹp lại.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chủ sở hữu thang máy cần thuê bảo dưỡng, bảo trì thang máy thường xuyên, trong quá trình bảo trì kiểm tra, đảm bảo thiết bị cảm biến luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
Mặc dù thang máy có rất nhiều thiết bị an toàn khác nhau, nhưng đây được coi là 3 thiết bị an toàn quan trọng nhất, những thiết bị an toàn này tuyệt đối không được hư hỏng trong quá trình thang hoạt động, như vậy mới đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.