tư vấn thang máy
Những lý do không nên trát trong hố thang máy khi xây dựng hố thang máy
Hố thang máy xây dựng theo dạng cột bê tông, tường gạch, trong trường hợp này một số công trình xây dựng thường muốn trát mặt trong của hố thang. Tuy nhiên việc trát mặt trong của hố thang có thật sự cần thiết hay không.
Trên thực tế, việc trát mặt trong của hố thang máy chỉ cần thiết với những công trình xây dựng muốn lắp đặt thang máy kính, với những thang máy lắp vách inox thì không cần trát mặt trong.
Những lý do cho thấy việc trát mặt trong của hố thang máy là không cần thiết.
1. Trát mặt trong hố thang máy làm giảm kích thước của hố thang máy.
Với những công trình xây dựng thang máy gia đình, đa phần việc xây dựng hố thang đều có kích thước bé, do đó việc trát mặt trong của hố thang sẽ làm tốn diện tích của hố thang.
Việc trát thêm 1 lớp vữa thường có chiều dày từ 20 – 30mm, nó sẽ làm dày thê, phần khung của thang, trong khi đó đa số việc đo đạc kích thước hố thang, thiết kế hố thang đều không có phát sinh thêm phần trát, do đó không nên trát, nó sẽ làm kích thước hố thang bị thu hẹp, khi lắp đặt cabin sẽ không vừa để lắp đặt.
2. Trát mặt trong hố thang máy gây tốn kém chi phí của chủ đầu tư.
Mục đích của việc trát mặt trong hố thang máy chỉ là để sạch sẽ, đẹp mắt hơn. Tuy nhiên việc trát này thật sự không cần thiết, bởi mặt trong khi lắp cabin bằng inox sẽ không nhìn thấy hố thang nữa, do đó việc trát là hoàn toàn không cần thiết.
Ngoài ra nếu chủ đầu tư trát mặt trong hố thang máy sẽ gây tốn kém chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, mất thời gian chờ đợi trát và chờ khô. Gây tốn kém khá nhiều chi phí và thời gian.
3. Trát bên trong hố thang máy có thể làm lấp các dầm kỹ thuật.
Xây dựng hố thang thường có các dầm kỹ thuật khi xây dựng, việc tát lại mặt trong của hố thang có thể ảnh hưởng đến các rầm kỹ thuật, gây khó khăn khi lắp đặt, thậm chí không lắp đặt được.
Đây là lý do cách nhà cung cấp thang máy thường khuyên các chủ đầu tư xây dựng thang máy không cần phải trát mặt trong của hố thang khi xây dựng.
Việc trát mặt trong của hố thang máy chỉ thật sự cần thiết khi thang máy được lắp đặt là thang máy kính, hoặc với những công trình xây dựng có kích thước hố thang rộng thoải mái, và chủ nhà có điều kiện không lo về các khoản chi phí cũng như không cần tiến độ gấp.
4.Quy định về việc kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là quy định bắt buộc đối với thang máy trước khi đưa vào sử dụng, và sau thời gian đưa vào sử dụng cũng phải kiểm định lại thang.
Kiểm định đối với thang máy mới là bước cuối cùng để xác nhận chất lượng lắp đặt, chất lượng thiết bị của thang máy trước khi đưa vào sử dụng, với thang máy cũ là kiểm tra lại chất lượng thiết bị, chất lượng thực tế của thang, đảm bảo thang vẫn hoạt động an toàn, đảm bảo an toàn mới đưa vào sử dụng.
- Những quy định về thời gian cần kiểm định thang máy.
Thời hạn kiểm định của thang máy sẽ phụ thuộc vào mức độ sử dụng thực tế của thang:
+ Với thang máy mới: loại thang máy mới lắp đặt được đưa vào sử dụng thường có thời hạn kiểm định lại là 4 năm, với thang có tần suất sử dụng nhiều thì 3 năm kiểm định lại.
+ Với loại thang máy đã cũ: loại thang đã có thời hạn sử dụng 5 năm trở lên cần kiểm định 2 năm 1 lần. với loại thang có thời gian sử dụng thang máy trên 10 năm thì cần kiểm định 1 năm 1 lần.
Kiểm định thang máy được kết hợp của đơn vị kiểm định, với kỹ thuật vận hành thang máy, với chủ đầu tư. Do đó trước khi kiểm định cần chuẩn bị kỹ càng để những yếu tố bên ngoài không gây ảnh hưởng đến kết quả kiểm định thang, cũng như tránh việc thiếu dụng cụ, thiếu người...trong quá trình kiểm định.
Thang máy là thiết bị chở người, do đó thời hạn kiểm định của thang máy cũng giống như thời gian đăng kiểm ô tô, trong quá trình kiểm định sẽ kiểm tra toàn bộ chức năng an toàn, chất lượng của từng bộ phận của thang máy, đảm bảo thang máy luôn hoạt động trong trạng thái kỹ thuật ổn định, an toàn.
- Những thang máy được coi là đạt khi kiểm định.
+ Thang máy đạt chuẩn khi kiểm định phải là thang máy đáp ứng được yêu cầu vận chuyển đúng tải trọng quy định của thang.
+ Thang máy đạt chuẩn kiểm định phải là thang được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn khi lắp đặt.
+ Thông số thiết bị phải đúng với giấy tờ CO, CQ của nhà cung cấp, và giấy tờ CO, CQ là bắt buộc phải có với những thiết bị nhập khẩu.
+ Thang máy đạt chuẩn là thang máy phải đáp ứng được yêu cầu về vận tốc, về khóa dừng tầng, về thiết bị cứu hộ an toàn.
+ Những thiết bị được lắp đặt tại cửa tầng, phòng máy, hố thang phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Những lý do phải kiểm định thang máy.
+ Thang máy mới cần kiểm định lần đầu để đánh giá chất lượng thiết bị, chất lượng, kỹ thuật lắp đặt xem đã đạt chuẩn chưa.
+ Thang máy đã sử dụng cần kiểm định để đánh giá những xuống cấp của thang, xem xét có đảm bảo đủ các yếu tố an toàn hay không.
+ Kiểm định thang máy còn là khâu quyết định tính pháp lý của thang, nghĩa là thang máy sau khi đưa vào sử dụng phải được cấp phép mới đủ pháp lý.
Kiểm định thang máy phải được thực hiện bởi các trung tâm kiểm định được cấp phép của nhà nước. Một trong những trung tâm kiểm định thang máy số 1 hiện nay là trung tâm kiểm định an toàn khu vực 1 thuộc bộ lao động thương binh và xã hội.