Tin tức thang máy
5 bước tiêu chuẩn trong kiểm định thang máy gia đình
Thang máy gia đình đạt tiêu chuẩn mang tới cho mỗi người sự chủ động và tiện lợi trong quá trình sử dụng thiết bị hữu ích này. Thực hiện kiểm định cho thang máy là yêu cầu cơ bản cần được tiến hành mới kiểm soát được chất lượng của sản phẩm khi đưa vào sử dụng.
Với công tác kiểm định thang máy gia đình cần tuân thủ đầy đủ theo các bước mới tạo nên sản phẩm chất lượng khi đưa vào sử dụng. Duy trì được sản phẩm chất lượng đem lại giá trị sử dụng cao như mỗi người yêu cầu. Tuân thủ theo đúng các bước giúp quá trình kiểm định được hoàn thiện để đưa sản phẩm vào sử dụng đạt kết quả cao.
* Bước 1: Kiểm tra lý lịch hồ sơ thang máy gia đình.
Đây là bước đầu tiên cần được hoàn thành để chuẩn bị cho quá trình kiểm định được thực hiện tốt. Tùy thuộc vào từng thời điểm kiểm định cụ thể thì hồ sơ lý lịch, giấy tờ cần chuẩn bị sẽ có những thay đổi, những yêu cầu riêng cần được đảm bảo.
- Đối với kiểm định thiết bị trong lần đầu tiên trước khi chính thức đưa vào sử dụng thì lý lịch, hồ sơ của thiết bị và hồ sơ lắp đặt cần được sắp xếp đầy đủ, chi tiết.
- Đối với kiểm định định kì cho thang máy tải khách chở người cần có đầy đủ lý lịch, kết quả của lần kiểm tra trước, hồ sơ về quản lý, sử dụng cũng như vận hành thang máy đầy đủ, chi tiết và tổng thể.
- Đối với kiểm định khi thang máy có dấu hiệu bất thường cần có đầy đủ hồ sơ thiết kế cải tạo, biên bản nhiệm thu sau khi cải tạo, đồng thời cần có đầy đủ biên bản nhiệm thu của cơ quan có thẩm quyền.
* Bước 2: Tiến hành công tác kiểm định kỹ thuật bên ngoài.
Bước thực hiện kiểm định bên ngoài của thang máy gồm nhiều phần khác nhau cần được hoàn thành trong đó việc kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của thiết bị thang máy sau khi hoàn thành lắp đặt cần được hoàn thành đầy đủ. Kiểm tra để xác định thiết bị có được lắp đặt chuẩn xác với thông số, hay những tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất hay không.
Ngoài ra, việc kiểm tra từng chi tiết một cách cụ thể để xác định chi tiết thiếu, bị biến dạng ở một bộ phận, hay một cụm máy có xuất hiện hay không. Xác định chính xác từ bên ngoài là việc cần làm ở bước này. Khi công đoạn kiểm tra đã được hoàn thành mới chuyển qua những bước tiếp theo.
* Bước 3: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật – thử không tải.
Thang máy gia đình khi kiểm định sẽ được tiến hành kiểm tra ở tổng số 7 vị trí khác nhau là buồng máy, thiết bị trong buồng máy, cabin, thiết bị có trong cabin, đỉnh cabin, khu vực giếng thang, cửa tầng, hố thang máy và cuối cùng là thử không tải. Kiểm tra chi tiết, đầy đủ và toàn diện giúp xác định được tình trạng thực tế của sản phẩm.
Sau khi hoàn thành tới việc cuối cùng là thử không tải tì đưa ra nhận định, đánh giá về tình trạng của thiết bị cần được thực hiện. Thang máy gia đình khi hoạt động theo đúng tiêu chuẩn, theo tính năng được thiết kế và hoàn thiện trước đó mà không có bất kì những bất thường nào thì công đoạn này được đánh giá đạt yêu cầu.
* Bước 4: Kiểm tra thử tải động cho thang máy.
Kiểm định thang máy gia đình ở bước này chúng ta tiến hành thử tải động ở trạng thái 100% và 125% tải trọng định mức. Việc kiểm tra thiết bị hạn chế tình trạng quá tải, hay bộ hãm bảo hiểm của đối trọng, bộ cứu hộ tự động, hệ thống báo cứu hộ, hay các chương trình đặc biệt khác nếu có cần tiến hành đầy đủ. Kiểm tra một cách cụ thể, chi tiết mới giúp chúng ta có được đánh giá chi tiết, chuẩn xác về tình hình thực tế.
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
Các bước kể trên sau khi được hoàn thành thì lúc này đánh giá về tình trạng của thiết bị có thể thực hiện được. Tiến hành kiểm tra, xử lý kết quả kiểm định sẽ được hoàn thành theo quy trình với những yêu cầu cơ bản chính là:
- Lập biên bản kiểm định chi tiết.
- Trình bản kiểm định cho kiểm định viên thông qua.
- Tiến hành ghi kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị.
- Dán đầy đủ tem kiểm định.
- Cấp giấy tờ chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy.
Kiểm định thang máy gia đình là yêu cầu bắt buộc trước khi đưa thiết bị vào sử dụng, hay trong quá trình sử dụng, hoặc khi có những thay đổi lớn như cải tạo. Việc kiểm định cần được tiến hành đầy đủ nhằm kiểm soát được chất lượng của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, xác định chi phí cần chi trả cho kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc cần được đảm bảo. Thông thường, với thiết bị có chiều cao dưới 10 tầng thì chi phí cần trả cho kiểm định khoảng 2.000.000 đồng/ thiết bị.
Kiểm định thang máy gia đình là công đoạn quan trọng, là bước đánh giá chất lượng sản phẩm không thể thiếu. Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đưa vò sử dụng với khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu của từng nhà với mức độ an toàn cao là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm.